GIỚI THIỆU KHOA LUẬT HÌNH SỰ

* Văn phòng:

Phòng A206 - Số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TPHCM

ĐT: 028.39400989- Số máy nhánh:171

 

* Nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu đào tạo của Khoa

Khoa Luật Hình sự được thành lập vào tháng 7 năm 1996 – tiền thân là Khoa Tư pháp trước đây. 

Tính đến 5/2013 Khoa Luật Hình sự có 22 giảng viên và 1 trợ lý khoa, trong đó có 6 Tiến sĩ, 8 Thạc sĩ và 9 Cử nhân Luật. Các giáo viên trong khoa đang tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn: 5 giáo viên đang nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước, các giáo viên còn lại đều đang học Cao học. 

Khoa quản lý chuyên môn và giảng dạy 3 môn thuộc các học phần bắt buộc bao gồm các môn Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Tội phạm học và 9 môn học thuộc các học phần tự chọn là Tâm lý học tư pháp, Tâm thần học tư pháp, Khoa học điều tra hình sự, Lý luận về định tội, Giám định pháp y, Luật Tố tụng hình sự chuyên sâu, Nghiệp vụ thư ký Tòa án, Nghề luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật, Đấu tranh phòng chống một số tội phạm. 

Hoạt động chuyên môn của Khoa hướng đến việc đào tạo ra những sinh viên chuyên ngành hình sự sẽ làm việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan Điều tra, Thanh tra, cơ quan Thi hành án và một số cơ quan khác không thuộc khối cơ quan bảo vệ pháp luật như văn phòng Luật sư, văn phòng tư vấn pháp luật, hoặc ở một số cơ quan hành chính sự nghiệp khác. Mục tiêu chuyên môn của Khoa là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xã hội, hệ thống pháp luật hiện hành và có kỹ năng cơ bản trong việc giải quyết các tình huống pháp lý đơn giản. Do đó chương trình đào tạo Cử nhân Luật chuyên ngành hình sự được thiết kế theo hướng bên cạnh các học phần bắt buộc còn có một loạt các học phần tự chọn theo định hướng nghề nghiệp của sinh viên trong tương lai. Việc lựa chọn các môn học chuyên ngành phụ thuộc vào định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

Trong giảng dạy, Khoa Luật Hình sự rất chú trọng đến việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Khoa đã biên soạn các Giáo trình như: Giáo trình Luật Hình sự (Phần Chung), Giáo trình Luật Hình sự (Phần Các tội phạm), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự, Giáo trình Tội phạm học, Giáo trình Tâm lý tư pháp. Ngoài ra, để phục vụ hoạt động giảng dạy Khoa cũng đã viết các sách như: Hướng dẫn học tập môn Luật Hình sự (Phần Chung), Hướng dẫn học tập (Phần Các tội phạm), Hướng dẫn học tập môn Luật Tố tụng hình sự, Hướng dẫn học tập môn Tâm lý học Tư pháp .v.v...

Khoa Luật Hình sự không chỉ thu hút sinh viên bởi các môn học sinh động, lý thú mà còn có đội ngũ giảng viên vững về chuyên môn, đầy tâm huyết với nghề và nhiệt tình giúp đỡ sinh viên về mặt học tập cũng như nghiên cứu khoa học. Những sinh viên của Khoa, sau khi tốt nghiệp ra trường đã phát huy được năng lực nghề nghiệp của mình trong công tác ở các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát, Điều tra, Thi hành án cũng như các cơ quan khác và đều được các cơ quan sử dụng lao động đánh giá cao về năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức. Họ đang từng bước trưởng thành trong nghề nghiệp. Đây chính là niềm vinh hạnh và là nguồn động viên lớn cho Khoa Luật Hình sự.

*Các Bộ môn:

Bộ môn Luật Hình sự:

+ Các môn giảng dạy: 

Các học phần bắt buộc bao gồm: Luật Hình sự - Học phần I, II, III.

Mục tiêu của học phần I “Những vấn đề lý luận cơ bản về Luật Hình sự và tội phạm” là trang bị cho sinh viên hệ thống lý luận cơ bản về Luật Hình sự; tội phạm; cấu thành tội phạm; Trên cơ sở đó sinh viên có thể tự giải quyết những yêu cầu cụ thể được đặt ra trong thực tiễn như: nhận diện tội phạm trong những vụ việc cụ thể; xác định giai đoạn phạm tội, vai trò đồng phạm trong các vụ án, xác định rõ những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, v.v…

Mục tiêu của học phần II “Những vấn đề chung về trách nhiệm hình sự và hình phạt” giúp trang bị cho sinh viên hệ thống lý luận cần thiết để có thể tự giải quyết những yêu cầu cụ thể như: xác định khung hình phạt, ng hợp hình phạt, xác định giới hạn hình phạt cho phép áp dụng trong các tình huống cụ thể, bình luận về phần hình phạt đối với các bản án hình sự đã tuyên của Tòa án.

Mục tiêu của học phần III “Phần các tội phạm” giúp sinh viên luật hiểu rõ chính sách hình sự của nhà nước; trang bị cho sinh viên phương pháp tiếp cận và làm chủ hệ thống kiến thức về các nhóm tội phạm để vận dụng một cách có hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp; bước đầu rèn luyện cho sinh viên kỹ năng định tội và quyết định hình phạt.

Các học phần tự chọn bao gồm: 

- Môn Lý luận định tội và hình phạt: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cấu thành tội phạm, từ đó hướng dẫn sinh viên rèn luyện kỹ năng định tội và quyết định hình phạt dựa trên các bài tập tình huống do giảng viên của Khoa biên tập lại từ các vụ án có thật.

- Môn Tâm thần học tư pháp: Trang bị về kiến thức tâm thần cho sinh viên, để chuẩn bị kiến thức cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến người mắc bệnh tâm thần. Hiểu biết về các hoạt động giám định tâm thần cũng là kiến thức cần thiết để cán bộ ngành tư pháp đánh giá giá trị chứng minh của kết luận giám định tâm thần.

- Môn giám định pháp y: Trang bị kiến thức cần thiết về y khoa để có cơ sở cho việc đánh giá giá trị chứng minh của các kết luận giám định pháp y trong một vụ án hình sự nhằm giải quyết đúng vụ án.

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học: 

Các hoạt động nghiên cứu khoa học của bộ môn Luật Hình sự luôn được duy trì thường xuyên dưới nhiều hình thức đa dạng như: thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường và cấp Bộ; chức các buổi họp chuyên môn và các buổi hội thảo để giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động giảng dạy; thường xuyên cập nhật thông tin cho bộ sách “Hướng dẫn học tập Môn Luật Hình sự” (gồm 02 cuốn: Phần chung và Phần Các tội phạm cụ thể do các giảng viên trong biên soạn); không ngừng cải tiến giáo án điện tử môn Luật Hình sự trên phần mềm Power point; hướng dẫn sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp cũng như các đề tài nghiên cứu khoa học.

Nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi tư duy giáo dục theo hướng “lấy người học làm trung tâm”, tập thể giảng viên của bộ môn Luật Hình sự đã nỗ lực thay đổi phương pháp, nghiên cứu các phương pháp tiên tiến để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. Phương pháp thuyết trình truyền thống được hỗ trợ bằng nhiều phương pháp mới như: yêu cầu sinh viên phải tự học dựa trên các tài liệu do giáo viên giới thiệu, làm việc theo nhóm nhỏ, giải quyết các bài tập tình huống, thảo luận theo chủ đề do giáo viên gợi ý. Trong thời gian tới, bộ môn sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng các phương pháp tích cực trong giảng dạy để kích thích tính chủ động và sáng tạo trong sinh viên, giảm thời lượng thuyết trình để tập trung cho sinh viên thảo luận và làm việc theo nhóm, góp phần rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. 

 

* Bộ môn Luật Tố tụng hình sự:

+ Các môn giảng dạy: 

Các học phần bắt buộc là môn Luật Tố tụng hình sự: 

Môn Luật Tố tụng hình sự gồm hai học phần, học phần 1 “Những vấn đề chung về Luật Tố tụng hình sự”, học phần 2 “Thủ tục giải quyết các vụ án hình sự”, mỗi học phần có 30 tiết học. 

Học phần 1 trang bị cho người học những kiến thức khái luận về Luật Tố tụng hình sự như các khái niệm cơ bản về Luật Tố tụng hình sự, về nguyên tắc của Luật Tố tụng hình sự, về địa vị pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp Luật Tố tụng hình sự, về chế định chứng cứ trong pháp Luật Tố tụng hình sự và chế định những biện pháp ngăn chặn trong Luật Tố tụng hình sự. 

Học phần 2 trang bị cho người học những kiến thức về trình tự và thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, thủ tục xét xử đặc biệt và các thủ tục tố tụng đặc biệt.

Các học phần tự chọn gồm các môn sau đây:

- Môn học “Luật Tố tụng hình sự chuyên sâu” (thời gian học 45 tiết): Môn học Luật Tố tụng hình sự chuyên sâu cung cấp cho người học những kiến thức nâng cao về nguyên tắc và hệ thống nguyên tắc của Luật Tố tụng hình sự; về lý luận chứng minh trong tố tụng hình sự; về biện pháp cưỡng chế tố tụng và vấn đề bảo vệ quyền con người khi áp dụng biện pháp cưỡng chế; về xét xử vụ án hình sự và thi hành bản án quyết định của tòa án.

- Môn học “Khoa học điều tra hình sự” (thời gian học 30 tiết): Khoa học điều tra hình sự là khoa học nghiên cứu kỹ thuật, chiến thuật và phương pháp điều tra tội phạm. Nội dung bao gồm: Lý luận chung của khoa học điều tra hình sự; Kỹ thuật hình sự: Lý luận về dấu vết hình sự, hệ thống các phương tiện kỹ thuật, phương pháp và thủ thuật để phát hiện, củng cố chứng cứ nhằm bảo đảm tính đáng tin cậy của các thông tin thu được trong quá trình tố tụng hình sự; Chiến thuật hình sự: Xây dựng hệ thống các quan điểm, thủ thuật, phương pháp lập kế hoạch điều tra, chức điều tra nhằm bảo đảm hoạt động điều tra tuân thủ theo pháp luật đồng thời bảo đảm hiệu quả cao nhất; Phương pháp điều tra riêng đối với từng loại tội phạm.

- Môn học “Nghiệp vụ Thư ký tòa án” (thời gian học 30 tiết): Môn học Nghiệp vụ thư ký tòa án cung cấp những kiến thức về cơ cấu chức và nguyên tắc hoạt động của Tòa án; Chức năng, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của Thư ký tòa án; Nghiệp vụ Thư ký tòa án.

- Môn học “Nghề luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật” (thời gian học 30 tiết): Môn học Nghề luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật cung cấp nhứng kiến thức về chức luật sư và tư vấn pháp luật tại Việt Nam; Giới thiệu về nghề luật sư, tư vấn pháp luật; Nhu cầu giúp đỡ pháp lý và tư vấn pháp luật tại Việt Nam; Nhiệm vụ, tiêu chuẩn và phẩm chất cần có của người luật sư, tư vấn pháp luật; Một số kỹ năng nghiệp vụ của luật sư, tư vấn pháp luật.

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học: 

bộ môn đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Về một vài điểm cần sửa đổi, bổ sung của Bộ Luật Tố tụng hình sự”, đề tài được nghiệm thu năm 2000; viết sách “Hướng dẫn học tập môn Luật Tố tụng hình sự”, “Tài liệu học tập môn Luật Tố tụng hình sự” do nhà xuất bản Thanh Niên phát hành tháng 8 năm 2005, sách “Hướng dẫn học tập môn Luật Tố tụng hình sự và văn bản pháp luật áp dụng” cũng do nhà xuất bản Thanh Niên phát hành thánh 12 năm 2006.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, bộ môn thường xuyên hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy, chú trọng đến phương pháp giảng dạy tích cực nhằm cung cấp cho sinh viên các phương pháp tự nghiên cứu khoa học. 

 

Bộ môn Tội phạm học:

+ Các môn giảng dạy: Môn Tội phạm học (môn học bắt buộc), môn Đấu tranh phòng chống một số tội phạm (tự chọn), môn Tâm lý học tư pháp (môn tự chọn).

- Môn Tội phạm học và môn Đấu tranh phòng chống một số tội phạm trang bị cho sinh viên kiến thức về phòng chống tội phạm ở tất cả các phương diện xã hội, pháp lý. Người học có thể ứng dụng kiến thức của các môn học này để chức họat động phòng ngừa tội phạm tại địa phương, cộng đồng nhằm giảm bớt tội phạm trong xã hội.

- Môn Tâm lý học tư pháp trang bị cho sinh viên kiến thức về tâm lý của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong các họat động điều tra, xét xử, cải tạo. Người học có thể ứng dụng kiến thức của môn học này để giải quyết vụ án hình sự, giáo dục cải tạo người phạm tội và hành nghề bào chữa.

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học: Bộ môn đã thực hiện và được hội đồng đánh giá nghiệm thu một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục người chưa thành niên tại các tỉnh phía nam Việt Nam (2004)), chức thành công một tọa đàm khoa học về “Phương pháp dạy và học môn Tội phạm học tại Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, viết sách hướng dẫn học tập và một số bài viết khoa học của các giảng viên trên các tạp chí chuyên ngành, hướng dẫn sinh viên thực hiện các khóa luận cử nhân Luật với các kết quả giỏi và xuất sắc.

+ Để nâng cao chất lượng giảng dạy, Bộ môn không ngừng hòan thiện nội dung môn học nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng chống tội phạm, đồng thời chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giúp sinh viên tự nghiên cứu có sự giúp đỡ của giảng viên; cụ thể: biên soạn sách hướng dẫn học tập (Tâm lý học tư pháp), cung cấp cho sinh viên hệ thống các câu hỏi gợi ý nghiên cứu, câu hỏi ôn tập môn học (môn Tội phạm học), đồng thời giới thiệu các tài liệu học tập khác có liên quan đến môn học.

Trong tương lai, Bộ môn sẽ tập trung hơn cho việc viết sách và tài liệu tham khảo môn Tội phạm học nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập của sinh viên và góp phần phát triển lĩnh vực khoa học này.

 

--%>
Truy cập hôm nay: 192
Truy cập hôm qua: 160
Truy cập tuần này: 352
Truy cập tuần trước: 1612
Truy cập tháng này: 4764
Truy cập tháng trước: 2975

Top